Rối loạn ngôn ngữ là gì? Có chữa khỏi được không?

Tình trạng rối loạn ngôn ngữ xảy xa ở cả người lớn và trẻ em. Vậy rối loạn ngôn ngữ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời!

Mục Lục

Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ (Language Disorder) là thuật ngữ đề cập đến tất cả các rối loạn có liên quan đến việc xử lý thông tin ngôn ngữ. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Rối loạn ngôn ngữ có biểu hiện đa dạng, đôi khi là sự rối loạn về ngữ pháp, khả năng tiếp nhận, hiểu và sử dụng ngôn ngữ.

Theo các chuyên gia, rối loạn liên quan đến ngôn ngữ có thể bắt nguồn từ vấn đề tiếp nhận ngôn ngữ, biểu đạt ngôn ngữ hoặc cả hai. Người bệnh có thể bị rối loạn ở cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ gia tăng đáng kể ở trẻ em (khoảng 7%) và nguy cơ cao hơn ở bé trai (gấp đôi so với bé gái). Nguyên nhân gây ra bệnh lý này khá đa dạng bao gồm các biến chứng thai kỳ, tiền sử gia đình và cách giáo dục của gia đình.

Nhận biết rối loạn ngôn ngữ bằng cách nào?

Rối loạn ngôn ngữ có biểu hiện rất đa dạng. Tuy nhiên, nếu chú ý gia đình có thể phát hiện các triệu chứng bất thường ở bệnh nhân. Phát hiện sớm là “chìa khóa vàng” để cải thiện rối loạn ngôn ngữ và các rối loạn đi kèm.

1. Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em thường có biểu hiện rất sớm (đa phần đều khởi phát trước năm 3 tuổi). Có thể nói, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh và rõ rệt trong những năm đầu đời. Vì vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rồi loạn ngôn ngữ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rồi loạn ngôn ngữ

Xem thêm: 5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em

Các dấu hiệu nhận biết rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em:

  • Không nhớ từ vựng nên khi chỉ đồ vật, hiện tượng, trẻ sẽ dùng từ “cái ấy, cái đó” để thay thế.
  • Hay nhầm lẫn những từ ngữ có liên quan như thịt bò với thịt gà, đũa với muỗng, tròn và vuông,…
  • Có xu hướng tự chế từ do quên mất từ vựng đã được học
  • Có hiện tượng đảo âm, ví dụ lọ sơn trẻ sẽ nói thành lợn so. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và xuất hiện trong hầu hết các câu nói của trẻ.
  • Lời nói không lưu loát, tối nghĩa, sai ngữ pháp và sắp xếp các từ ngữ lộn xộn
  • Chỉ hiểu câu nói theo nghĩa đen, không hiểu nghĩa bóng của câu
  • Dùng sai thành ngữ, tục ngữ
  • Dễ bị phân tâm khi giao tiếp, nhất là khi có tiếng nhạc, tiếng ti vi,…
  • Một số trẻ không có nhu cầu giao tiếp và không tỏ ra hứng thú khi nói chuyện với mọi người xung quanh
  • Khả năng ghi nhớ ngôn ngữ kém, trẻ chậm tiếp thu từ mới và đôi khi không thể nhớ được nội dung của cuộc trò chuyện vừa rồi.
  • Trẻ chậm nói, chậm hiểu và đôi khi bị câm hoàn toàn.

2. Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở người lớn

Rối loạn ngôn ngữ ở người lớn thường là hậu quả do chấn thương, tai biến hoặc do các rối loạn phát triển thần kinh kéo dài từ thời thơ ấu cho đến thời kỳ trưởng thành. Ở người lớn, bệnh có triệu chứng rất đa dạng và có thể phát hiện qua những dấu hiệu sau:

  • Gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi phức tạp mặc dù hiểu được nội dung câu hỏi và biết cách trả lời.
  • Lời nói thiếu lưu loát, ngắt quãng, có hiện tượng nói rời rạc,…
  • Sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh
  • Một số người không hiểu được lời nói và không thể lặp lại lời nói dù đó là lời nói của mình hay người khác

Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ. Trong đó, tổn thương thực tổn ở não và rối loạn phát triển thần kinh là những nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, một số yếu tố cũng có vai trò gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân cụ thể.

Các yếu tố có liên quan đến rối loạn ngôn ngữ:

  • Tổn thương thực tổn ở não như chấn thương, nhồi máu não, u não, viêm não, xuất huyết não, u thần kinh đệm,….
  • Các vấn đề về thính giác
  • Rối loạn phát triển thần kinh như rối loạn phổ tự kỷ, hội chứng Rett, chậm phát triển tâm thần, tăng động giảm chú ý,…
  • Cách giáo dục không phù hợp, không giao tiếp với trẻ từ nhỏ, cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm,… cũng là những yếu tố gia tăng nguy cơ rối loạn ngôn ngữ.
Nguyên nhân gây rồi loạn ngôn ngữ

Nguyên nhân gây rồi loạn ngôn ngữ

Xem thêm: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Cách điều trị chứng rối loạn ngôn ngữ

Điều trị rối loạn ngôn ngữ mất rất nhiều thời gian do có liên quan đến tổn thương não hoặc rối loạn trong quá trình phát triển thần kinh. Mục đích chính của điều trị là cải thiện, phục hồi khả năng ngôn ngữ nhằm giúp bệnh nhân có thể sử dụng ngôn ngữ một cách bình thường như những người khác.

Quá trình phục hồi và phát triển ngôn ngữ sẽ có sự khác biệt ở từng bệnh nhân. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân được can thiệp trị liệu sớm đều có kết quả khả quan.

Các phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ bao gồm:

  •  Ngôn ngữ trị liệu
  • Liệu pháp tâm lý
  • Điều trị các bệnh lý đi kèm

Đối với trẻ nhỏ bị rối loạn ngôn ngữ, vai trò của gia đình là rất quan trọng. Chính vì vậy, gia đình sẽ được chuyên gia tư vấn để biết cách hỗ trợ trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.

Trên đây là những thông tin về chứng rối loạn ngôn ngữ là gì? Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bạn có thể hiểu rõ hơn và có những phương pháp phù hợp khi có người thân của mình mắc chứng bệnh này!

Facebook Comments
Rate this post