Học Dược sĩ học gì? Cơ hội việc làm ngành Dược sĩ?
Dược là ngành danh giá và trở thành mơ ước của rất nhiều các thí sinh đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành nghề. Vậy Học dược sĩ là học gì? Cơ hội làm việc ngành Dược ra sao?… Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về ngành học này.
Mục Lục
Ngành Dược là gì?
Dược sĩ là những người làm việc và thực hiện công tác chuyên môn về ngành Dược trong ngành Y tế. Đồng thời các Dược sĩ cũng là người tham gia với quá trình theo dõi điều trị bệnh tật của người bệnh sau khi dùng thuốc, đồng thời theo dõi phản ứng của cơ thể trong quá trình dùng thuốc.
Dược là ngành học dựa trên nhiều nền tảng khoa học chủ yếu bao gồm Sinh và Hóa học. Ngành bao gồm 4 chuyên ngành chính là Dược học, hóa học, Công nghệ sinh học và hóa dược để từ đó có thể thực hiện nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ thể với thuốc và mối liên hệ giữa thuốc và điều trị.
Từ đó vai trò của những dược sĩ sẽ giúp duy trì, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe của con người và cộng đồng. Họ có thể là những người bán thuốc, cấp thuốc hoặc trở thành người nghiên cứu thuốc nhưng tất cả đều có tác động đến sức khỏe con người.
Học Dược sĩ học gì?
Để có đủ những kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong ngành Dược để tư vấn tốt việc sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả, an toàn, có kiến thức chuyên môn trong sản xuất, phân phối dược phẩm ngay từ khi bắt đầu chọn lựa học ngành Dược sinh viên cần học tập các kiến thức như:
Chương trình học bao gồm:
- Các môn đại cương: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật, Chính trị Mác Lê – nin, tâm lý học ngành Dược.
- Các môn học cơ sở ngành: Hóa đại cương, di truyền học, sinh đại cương…
- Các môn học chuyên ngành: Phát minh và thiết kế thuốc, dược xã hội học, khoa học và công nghệ dược, công nghệ dược phẩm..
Song song với các kiến thức chuyên môn những sinh viên ngành Dược sĩ sẽ cần học thêm nhiều về kỹ năng chuyên môn. Một số các kỹ năng quan trọng sinh viên cần tích cực học tập và trau dồi như:
- Kỹ năng về khoa học và công nghệ dược: Ngành Dược ngày càng phát triển đặc biệt tại các nước đang phát triển bởi vậy cần tích cực học tập để nắm rõ những kiến thức về khoa học, công nghệ ngành này từ đó áp dụng hiệu quả vào việc điều chế những loại thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng.
- Kỹ năng về phát minh và thiết kế thuốc: Người làm việc trong lĩnh vực dược sĩ sẽ cần có kỹ năng trong việc nghiên cứu. Khi có năng lực trong việc nghiên cứu mới xác định được gốc rễ của nguyên nhân gây ra bệnh và từ đó tìm ra loại thuốc điều trị hiệu quả. Ngoài ra sẽ thiết kế được các dạng thuốc khác nhau như dạng thuốc viên, thuốc nước hoặc tiêm…
- Kỹ năng Dược xã hội: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc hành nghề dược sĩ để cấp thuốc cho người bệnh. Khi bạn có kỹ năng dược xã hội điều này sẽ giúp cách tư vấn, hướng dẫn người bệnh trong quá trình dùng thuốc hiệu quả, an toàn. Hạn chế trường hợp người dân tự ý sử dụng thuốc gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Kỹ năng tư duy logic: Do đặc thù ngành Dược có lượng kiến thức nhiều nên người học cần có tư duy logic để hệ thống kiến thức mạch lạc từng loại thuốc, loại bệnh điều trị. Như vậy các dược sĩ sẽ tiết kiệm thời gian chẩn đoán, điều trị chính xác tình trạng bệnh.
- Kiên trì học tập, chăm chỉ để có đầy đủ kiến thức về Dược học cũng là điều vô cùng cần thiết khi học Dược.
- Phần lớn thời gian làm việc của các dược sĩ sẽ cần trao đổi trực tiếp với bệnh nhân và người mua thuốc nên cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Đồng thời biết cách lắng nghe các vấn đề và chia sẻ bệnh tình, động viên họ để rút ngắn thời gian điều trị.
Cơ hội việc làm ngành Dược
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Dược học và được trang bị khối lượng kiến thức khổng lồ từ các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo ngành Dược bạn có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau:
- Tại các bệnh viện làm việc khoa Dược.
- Thực hiện công việc nghiên cứu sản phẩm, quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng tại các công ty, xí nghiệp sản xuất thuốc.
- Kiểm định chất lượng thuốc tại những trung tâm kiểm nghiệm.
- Tự mở quầy thuốc tư nhân và bán thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Theo dõi quy trình sản xuất, bào chế thuốc tại các viện nghiên cứu sản xuất thuốc.
Tùy thuộc vào bằng cấp cũng như năng lực bản thân mà các tân cử nhân ngành Dược có thể làm việc ở những vị trí khác nhau, bao gồm:
- Nghiên cứu, bào chế và kiểm nghiệm thuốc.
- Làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc: Làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp chuyên sản xuất và điều chế thuốc nên mỗi công nhân của từng bộ phận sẽ có nhiệm vụ riêng biệt.
- Dược sĩ lâm sàng: Nhiệm vụ chính của các dược sĩ lâm sàng là trực tiếp làm việc với những chuyên gia y tế, bác sĩ để có thể theo dõi tình trạng đơn thuốc.
- Dược sĩ nhà thuốc: Nhiệm vụ là cung cấp và bán thuốc cho các quầy cấp thuốc ở những quầy thuốc, các phòng khám và bệnh viện hay các nhà thuốc.
- Trình dược viên, phân phối thuốc.
- Marketing Dược.
- Kinh doanh riêng.
- Bộ phận quản lý Dược.
- Giảng dạy tại các trường Y Dược.
- Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ những tổ chức Y tế Quốc tế ở Việt Nam.
Qua bài viết này, mong rằng các bạn đã có giải đáp cho băn khoăn: Học Dược sĩ là học gì? Từ đó hiểu rõ hơn về ngành nghề và đưa ra quyết định học tập phù hợp nhất.