Tiếng Việt là gì? Nguồn gốc ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của người dân Việt Nam và chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp là ngôn ngữ của Quốc gia Việt Nam. Cùng giải mã nguồn gốc ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam qua những nội dung dưới đây.
Tiếng Việt được sử dụng trong mọi hoạt động từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, … Ngày nay, Tiếng Việt đã khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống – xã hội ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế.
Mục Lục
Tiếng Việt là gì?
Tiếng Việt còn được gọi là Việt ngữ hay tiếng Việt Nam, bao gồm cách phát âm tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để viết. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân số Việt Nam và hơn ba triệu người Việt đang định cư nước ngoài. Với đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng Việt chính là thứ ngôn ngữ thứ hai.
Nguồn gốc của tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng tiếng Hán (chữ Nho) để sử dụng, sau đó được cải biên thành chữ Nôm. Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ thuộc ngôn ngữ Nam Á có số người sử dụng nhiều nhất. Hiện nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh gọi là chữ Quốc ngữ có các thanh dấu để viết.
Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp thuộc khu vực phía Bắc lưu sông Hồng và sông Mã Việt Nam. Theo nhiều tài liệu cho thấy, tiếng Việt thuộc nhóm Việt – Mường, tiểu chi Việt Chứt, thuộc khối Việt Katu khu vực phía Đông Mon – Khmer, họ Nam Á.
Xem thêm: Ngôn ngữ quốc tế là gì? Lý do tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế?
Tiếng Việt bắt nguồn từ đâu?
Quá trình phát triển của tiếng Việt tính đến nay, tiếng Việt đã trải nhiều thời kỳ hình thành và phát triển. Chữ viết trong tiếng Việt thời kỳ bị đô hộ có sự vay mượn từ nhiều nơi.
Chữ Hán
Chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam là rất sớm, được du nhập vào Việt Nam từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.
Chữ Nôm
Chữ Nôm ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không thể truyền đạt được, chữ Nôm đáp ứng được đáp ứng được nhu cầu diễn đạt tiếng Việt thông qua những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm.
Chữ quốc ngữ hiện nay
Nguồn gốc ngôn ngữ Quốc gia của Việt Nam là có công rất lớn của những người Việt Nam, nhất là các thầy giảng Việt Nam, Alexandre De Rhodes sửa sang và hoàn chỉnh ra bộ chữ Quốc Ngữ.
Xem thêm: Top 5 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới
Tiếng Việt trong thời kỳ phong kiến
Tiếng Hán là ngôn ngữ chính được sử dụng, tiếng Việt chỉ được dùng trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày ở thời kỳ này. Để tiếng Việt không bị mai một, ông cha ta đã đấu tranh giữ gìn tiếng Việt không bị chiếm hữu bằng tiếng Hán. Ông cha đã vay mượn thêm tiếng Hán để tạo thành từ Hán – Việt, đồng thời tạo ra chữ viết cho tiếng Việt – đó là chữ Nôm.
Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc
Thời kỳ này tồn tại 3 ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Pháp và văn ngôn Hán. Đây là thời kỳ chữ Quốc ngữ và chữ Pháp dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm. Thời kỳ này đã tạo nhiều điều kiện phát triển thuận lợi cho chữ Quốc ngữ
Tiếng Việt trong giai đoạn cách mạng tháng 8 đến nay
Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam. Đây không chỉ là bản tuyên ngôn khẳng định sự độc lập, tự do cửa nước nhà mà còn giành lại vị trí của tiếng Việt. Ở giai đoạn này, Việt Nam chỉ có ngôn ngữ tiếng Việt và văn tự chữ Quốc ngữ.
Việc sử dụng tiếng Việt ngày nay đã có sự pha tạp nhiều tiếng lóng, việt hóa khiến tiếng Việt đang ngày càng bị biến dạng, lai tạp. Do đó, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lúc này là điều vô cùng quan trọng. Chúng ta cần quý trọng và có ý thức khi sử dụng tiếng Việt để đảm bảo tính chuẩn mực và không làm mất đi nét đẹp nguồn gốc ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam.