Những bài thơ lục bát về Bác và thiếu nhi

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, sinh thời đã có rất nhiều bài thơ về bác, đến nay khi Bác mất đi, những bài thơ, vần thơ về Bác còn vang vọng mãi. Bài viết này sẽ giới thiệu một số bài thơ lục bát về Bác và thiếu nhi hay, ý nghĩa nhất để các bạn tham khảo.

Bác Hồ sinh thời luôn quan tâm, chăm lo cho đời sống tinh thần cũng như vật chất của muôn dân. Bác dành tình yêu thương cho dân, đặc biệt là lớp thiếu nhi, măng non của đất nước. Bài thơ lục bát về Bác Hồ kính yêu luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các văn nghệ sĩ. Những chùm thơ ngọt ngào, sâu lắng cùng nhiều cảm xúc khó diễn tả, lời thơ phong phú. Mỗi bài thơ là mỗi dòng cảm xúc sâu lắng và lòng biết ơn chân thành dành cho Bác. Thơ lục bát viết về Bác thường có ưu điểm riêng, câu thơ mượt mà, ngọt ngào và dễ đi vào lòng người.

Những bài thơ lục bát về Bác và thiếu nhi

Nhớ Bác

Thơ: Phan Hạnh

Bác Hồ vĩ đại kính yêu

Vì dân vì nước trải nhiều gian truân

Ước mong đất nước vào xuân

Nở hoa độc lập đường hoàng tiến lên

Xứng danh con cháu rồng tiên

Cả đời chẳng được ngủ yên giấc nồng

Trái tim rộng mở mênh mông

Ngàn sau nhớ mãi tấm lòng hiếu trung

Tai ương gian khổ nghìn trùng

Tấm gương trong sáng riêng chung vẹn gìn

Vẫn luôn nuôi dưỡng niềm tin

Giấc mơ Tổ quốc khắc in dạ Người

Bác ơi yên nghỉ đi thôi

Biển trời sông nước hát lời ngợi ca

Tre xanh trăng đẹp muôn hoa

Chở che ru ngủ người Cha tuyệt vời

Học làm theo Bác khắp nơi

Dù rằng việc nhỏ chớ coi tầm thường

Quan tâm xây dựng quê hương

Sánh vai cường quốc mở đường tiến lên

 Thơ lục bát về Bác Hồ là chùm thơ về Bác là tiếng lòng tri ân của biết bao con người Việt Nam dành gửi đến Người. Hình ảnh Bác giản dị mà bao la, ấm áp tình yêu quê hương đất nước. Từ nhỏ khi đến trường chúng ta đã được học thuộc lòng rất nhiều bài thơ về Bác. Những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại về một vị lãnh tụ giản dị trong cuộc sống, trái tim đầy tình yêu thương dành cho thiếu niên, nhi đồng. Tinh thần yêu nước của Bác giống như một viên ngọc sáng những ngày tìm con đường cứu nước, bằng những ngày tháng bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch. Những đêm trôi nổi trên biển trong vai trò phụ bếp để đi bằng cái rét buốt xương trong đêm mùa đông nước Pháp.

bac-va-thieu-nhi

Bác và thiếu nhi

Chủ Tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam là một thi sĩ lớn trong nền văn học Việt Nam. Tuyển tập thơ hay về Bác chia thành các chủ đề lớn như thơ lục bát về Bác, thơ về Bác với thiếu nhi, những bài thơ ngắn về bác, Bác với người lính,….

Bác Hồ vĩ đại – người cha già kính yêu của dân tộc à nguồn cảm hứng thơ bất tận cho các nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ sáng tác.

Về thăm nhà Bác

Về thăm nhà Bác, làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Có con bướm trắng lượn vòng

Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.

Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời

Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa

Chiếc giường tre quá đơn sơ

Võng gai ru mát những trưa nắng hè.

Làng Sen như mọi làng quê

Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn.

Kìa hàng hoa đỏ màu son,

Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ

Từ tình thương bao la đến xây dựng niềm tin cho trẻ

 Những bức thư, những bài thơ Bác gửi cho các cháu thiếu nhi Bác đều kết lại thành thơ. Bác thương yêu và chăm lo, dạy dỗ các cháu đều có những yêu cầu cụ thể phù hợp với hoàn cảnh cách mạng, đúng với việc làm và tâm lý lứa tuổi của các cháu.

Năm 1952, Bác viết: “Mong các cháu cố gắng/Thi đua học và hành/Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tùy theo sức của mình/Đi tham gia kháng chiến/Để gìn giữ hòa bình/Các cháu hãy xứng đáng/Cháu Bác Hồ Chí Minh” (Thư Trung Thu – 1952).

Những năm 1960, 1961 Bác đúc kếtcác điều đã dạy, đã khuyên, thành Năm điều: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/Học tập tốt, lao động tốt/Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt/Giữ gìn vệ sinh thật tốt/Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

“Năm điều Bác Hồ dạy” từ đó tới ngày nay đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức của thiếu nhi Việt Nam. Bác thường nêu những tấm gương điển hình của thiếu nhi để giáo dục, khích lệ và tạo niềm tin cho các cháu

Gương cậu bé Làng Gióng:

 Thiếu nhi ta rất vẻ vang

Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời

Tuổi tuy chưa đến chín mười

Ra tay cứu nước diệt loài vô lương

Gương anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản:

 Quốc Toản là người có tài

Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền

Mấy lần đánh thắng quân Nguyên

Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung

Thật là một đấng anh hùng

Trẻ con nước Việt nên cùng noi theo

Bác Hồ đã gửi lời khen đến cháu Phạm Đỗ Hải dụ được hai lính Tây ra hàng, Bác khen cháu Lê Văn Thực dũng cảm một mình bắt sống được giặc.

Những lời dạy bảo, những bài thơ lục bát của Bác rất kịp thời và có tác dụng với thiếu nhi Việt Nam, giúp nhà quản lý đưa ra được phương pháp giáo dục trẻ em tốt nhất.

Bác Hồ nói: “Giáo dục thiếu nhi là một vấn đề khoa học”, và “cách dạy phải nhẹ nhàng, đừng dạy các em trở thành những ông cụ non. Đối với trẻ em, phải giáo dục như thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, nhưng phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy” (Làm theo Bác Hồ dạy – NXB Kim Đồng).

Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Bác đặc biệt lưu ý, người giáo dục trẻ em phải  là tấm gương sáng cho các em noi theo. Trẻ em hay bắt chước nên thầy giáo, cô giáo phụ trách phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm. Bác đã đi xa nhưng tình thương yêu của Bác với lớp lớp thiếu nhi hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn còn hát mãi: “Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh”…“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh/ Hơn chúng em nhi đồng”…

Bằng tình cảm kính yêu vô vàn dành cho Bác, nhiều nhà thơ đã tìm được cảm hứng sáng tác. Nhà thơ Nguyễn Trọng Oánh bồi hồi xúc động khi nghĩ về cuộc đời thanh cao của Bác qua những vần lục bát:

Bác ơi, nhà Bác cũng nghèo

Quê hương Bác cũng như nhiều quê hương

Chỉ vì Bác rộng tình thương

Cho nên nắng đẹp mười phương tràn về

Qua những bài thơ lục bát về Bác và thiếu nhi, chúng ta thấy được tình cảm và tấm lòng của nghệ sĩ, nhà thơ, nhân dân nói chung đối với Người. Bác sẽ mãi là đề tài bất hủ của văn học nói riêng và nền nghệ thuật nước nhà nói chung.

 

Facebook Comments
Rate this post