Tìm hiểu về ngành Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền là ngành nghề được nhiều thí sinh quan tâm và mong muốn theo học trong những năm gần đây. Vậy ngành Y học cổ truyền là gì? Hãy tìm hiểu về ngành học có nhiều triển vọng này trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

1. Tìm hiểu về ngành Y học cổ truyền là gì?

Ngành Y học cổ truyền tiếng Anh là Traditional Medicine, hay còn được gọi là Đông y. Đây là một thuật ngữ này được dùng để chỉ một nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa. Ngành y học này dựa vào nền tảng sự cân bằng Âm dương – Ngũ hành để chữa bệnh, từ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. 

Khi theo học ngành Y học cổ truyền, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về cách điều trị và chẩn đoán bệnh bằng phương pháp cổ truyền. Đó là những kiến thức chuyên sâu như dược học cổ truyền, cách bào chế thuốc chế biến dược liệu, thực vật dược… Bên cạnh đó, sinh viên cũng được học về các biện pháp chữa bệnh bằng dưỡng sinh như phương pháp thực dưỡng, xoa bóp… cùng cách châm cứu như châm tê, thủy châm, điện châm… 

Không chỉ vậy, người học còn nắm được học những kiến thức về bệnh học như phụ sản, nhi hay bệnh học kết hợp nội khoa cũng nằm trong chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền. Khi theo học ngành Y học cổ truyền, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cực chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trở thành một bác sĩ cổ truyền thực thụ.

y học cổ truyền là gìTìm hiểu về ngành Y học cổ truyền là gì?

2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh trong Y học cổ truyền

Khác với các phương pháp chẩn đoán bệnh của  Y học phương Tây là xét nghiệm, nội soi, siêu âm hay chiếu chụp thì Y học cổ truyền lại chẩn đoán được bệnh bằng các phương pháp ngoại quan như:

  • Vọng chẩn: Với phương pháp này, bác sĩ Y học cổ truyền sẽ nhận biết, chẩn đoán bệnh thông qua hoàn cảnh sống và các dấu hiệu bên ngoài cơ thể của người bệnh.
  • Văn chẩn: Bác sĩ Y học cổ truyền sử dụng phương pháp này để chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật của bệnh nhân bằng âm thanh từ cơ thể và tâm sự của người bệnh.
  • Vấn chẩn: Bác sĩ Y học cổ truyền có thể xác định bệnh bằng cách đưa ra câu hỏi đối với bệnh nhân về nếp sống và thói quen hàng ngày như cách ăn uống, tâm sinh lý…
  • Thiết chẩn: Đây là phương pháp mà các bác sĩ Y học cổ truyền sử dụng đến dụng cụ hỗ trợ để khám bệnh và dùng tay để bắt mạch cho bệnh nhân.

3. Các phương pháp điều trị bệnh trong Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, có 3 phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh đó là châm cứu, thuốc uống hoặc bôi ngoài ra và xoa bóp. Cụ thể:

  • Châm cứu: Với phương pháp châm cứu, đòi hỏi bác sĩ Y học cổ truyền phải nắm chắc hệ thống kinh mạch và hàng trăm huyệt trên cơ thể con người. Bởi vì, các huyệt và các kinh mạch, lục phủ ngũ tạ trong cơ thể con người có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi bệnh nhân gặp các vấn đề sức khỏe ở bộ phận nào thì bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào huyệt tương ứng với bộ phận đó.
  • Uống thuốc: Trong Y học cổ truyền, có hai loại thuốc được dùng để chữa bệnh đó là thuốc Nam và thuốc Bắc. Trong đó, thuốc Bắc là loại thuốc có nguồn gốc từ Trung Hoa được các lương y ở Việt Nam nghiên cứu và phát triển để phù hợp với người Việt. Còn thuốc Nam chính là loại thuốc được các lương y nước ta nghiên cứu ra các vị thuốc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Xoa bóp: Phương pháp xoa bóp cũng gần giống với châm cứu. Bởi các bác sĩ Y học cổ truyền sẽ dùng tay xoa bóp vào các huyệt đạo trên cơ thể bệnh nhân thay vì dùng kim châm. Tuy nhiên, tác động và độ chuẩn xác của phương pháp này không được chính xác như châm cứu. Do đó, phương pháp xoa bóp thường được áp dụng cho các vấn đề sức khỏe bên ngoài cơ thể người bệnh.

y học cổ truyền là gìTìm hiểu phương pháp Y học cổ truyền là gì?

4. Học Y học cổ truyền ra trường làm gì?

Y học cổ truyền là nghề gì? Nhìn chung, theo học ngành Y học cổ truyền, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức liên quan đến các loại thảo dược cũng như các phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh bằng liệu pháp Đông y. Bên cạnh đó, người học cũng được tiếp cận các kiến thức chuyên sâu khác như dược học cổ truyền, châm cứu, dưỡng sinh, bệnh học… 

Sau tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền, các bạn có thể làm việc tại những cơ sở khám chữa bệnh Y học cổ truyền, bệnh viện các cấp từ công lập đến tư nhân với vai trò là bác sĩ, y sĩ hay điều dưỡng… Hiện nay, tại khoa Y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa hay tại các bệnh viện Y học cổ truyền đều có nhu cầu lớn nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có chất lượng cao trong ngành nghề này.

Ngoài ra, với các kỹ năng chăm sóc và điều trị của ngành Y học cổ truyền như khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, châm cứu, xoa bóp, điện châm, bấm huyệt… các bạn có thể tự mở phòng khám và điều trị bệnh tại nhà. Hoặc cũng có thể tham gia công tác phòng bệnh, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền, phát hiện và xử lý bệnh cấp cứu tại phường xã hay tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực Y học cổ truyền.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các sĩ tử hiểu được ngành Y học cổ truyền là gì cũng như ứng dụng của ngành nghề này.

Tổng hợp

Facebook Comments
Rate this post