Kỹ thuật phục hồi chức năng là gì và ra trường sẽ làm gì?

Phục hồi Chức năng là một trong 3 lĩnh vực của y tế không thể thiếu. Ngành học trở nên quan trọng hơn rất nhiều trong những năm gần đây. Cùng tìm hiểu Kỹ thuật phục hồi chức năng là gì và ra trường sẽ làm gì qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Kỹ thuật phục hồi chức năng là gì

Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong Y học lâm sàng, đây được coi là bước thứ ba của Y học hiện đại theo thứ tự: Phòng bệnh – Chữa bệnh – Phục hồi chức năng. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng có nhiệm vụ là hồi phục, cải thiện, phòng ngừa, điều trị nhằm khôi phục khả năng hoạt động bình thường của bệnh nhân không may bị chấn thương hay bệnh tật, suy giảm về chức năng vận động của cơ thể.

Học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng ra trường làm gì?

Ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang-la-gi

Ngành phục hồi chức năng có vai trò quan trọng tại các cơ sở y tế

Ngành phục hồi chức năng có vai trò quan trọng tại các cơ sở y tế, bệnh viện hiện nay. Nhằm giúp cho bệnh nhân phục hồi các chức năng bị thiếu, mất đi mà không phải dùng thuốc. Từ ý nghĩa vô cùng lớn lao đó, sinh viên sau khi ra trường sẽ được làm các công việc cụ thể như:

  • Thực hiện đúng kỹ thuật phục hồi chức năng nhằm đảm bảo an toàn cho người bị bệnh khuyết tật và khiếm khuyết.
  • Khám, lượng giá Phục hồi chức năng cùng với một số kỹ thuật vật lý cơ bản và chuyên sâu.
  • Lập kế hoạch, phác đồ để hồi phục chức năng cho người bệnh.
  • Nghiên cứu, phát triển về những phương pháp hồi phục chức năng.
  • Cố vấn phương pháp Phục hồi cho bệnh viện.
  • Tham gia những hoạt động y tế trong cộng đồng.
  • Trở thành giảng viên tham gia giảng dạy bộ môn Kỹ thuật phục hồi chức năng.

Trong tương lai, Ngành Kỹ Thuật Phục hồi chức năng chắc chắn sẽ còn được nhiều người và các cơ sở biết đến. Khi mà tại các cơ sở y tế, bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương hiện nay đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất nhằm giúp các kỹ thuật viên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình chăm sóc bệnh nhân.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đào tạo ngành Vật lý trị liệu

Ở TPHCM, trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã có bề dày 10 năm kinh nghiệm.  Mỗi năm nhà trường thu hút hàng nghìn thí sinh đăng ký theo học trong tổng 5 ngành gồm có:

  • Cao đẳng Dược;
  • Cao đẳng Điều dưỡng;
  • Cao đẳng Hộ sinh;
  • Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng;
  • Cao đẳng Xét nghiệm Y học.

Hiện nay, Trường Cao đẳng Y Dược Sài  Gòn đã liên kết với bệnh viện 30/4 – Bộ Công An, Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng Tp.Hồ Chí Minh. Vì vậy, sinh viên hoàn toàn có được các kỹ năng thực hành khi theo học và sau khi ra trường.

Theo đó, điều kiện tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng do Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đưa ra chỉ cần các thí sinh đáp ứng đầy đủ những điều kiện như sau:

  • Những thí sinh đã tốt nghiệp THPT;
  • Đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt.
  • Không vi phạm Pháp luật, hoặc đang trong thời gian thi hành án.
Ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang-la-gi

Hình thức xét tuyển hệ Cao đẳng đơn giản

Đáp ứng được 3 yêu cầu trên là thí sinh hoàn toàn đã có thể nộp hồ sơ và theo học tại ngôi trường này. Các bạn thí sinh có thể đăng ký thông tin trực tiếp trên hệ thống website hay fanpage của nhà trường. Khi có được thông tin, thầy cô sẽ liên hệ để hướng dẫn các em thủ tục nhập học nhanh chóng.

Mức học phí tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn 1.200.000 VNĐ/ tháng, ngoài ra còn có những chính sách an sinh giáo dục tạo điều kiện cho sinh viên trong thời gian học tập. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đi làm tại bệnh viện, trung tâm/ cơ sở Y tế,… Hoặc có thể học Liên thông lên Đại học để hoàn thiện kiến thức trong ngành nghề.

Mọi trang thiết bị máy móc và dụng cụ hỗ trợ thực hành được Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đầu tư đầy đủ. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo chuẩn và thường xuyên cập nhật thêm những kiến thức ngành Y mới để truyền đạt cho sinh viên.

Trên đây là kỹ thuật phục hồi chức năng là gì và ra trường sẽ làm gì mà trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp. Hy vọng các bạn thí sinh đã có được thông tin để quyết định theo học ngành học này.

Facebook Comments
Rate this post