Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Để tìm hiểu kỹ hơn về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, các mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Mục Lục

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người để phân biệt với các loài động vật khác. Ngay từ khi sinh ra, trẻ em đã sẵn sàng để học một ngôn ngữ mới, và trẻ sẽ học một hay nhiều ngôn ngữ mà gia đình hay môi trường xung quanh đang sử dụng.

Bình thường từ 2 – 3 tháng, trẻ bắt đầu phát âm họng líu lo; từ 7 – 9 tháng sẽ bập bẹ tập nói “ba ba”, “ma ma”… Từ 12 – 15 tháng, trẻ nói được vài từ đơn giản. Khi 2 tuổi, trẻ có thể nói câu ngắn ít từ đơn giản. Trên 3 tuổi, trẻ nói được câu dài. 5 tuổi trở lên bé bắt đầu nói thành thạo.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Xem thêm: Ngôn ngữ quốc tế là gì?

Tuy nhiên, đến 5 tuổi mà bé vẫn gặp khó khăn với một số âm tiết, từ ngữ hoặc cấu trúc câu thì đây là dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em.

Rối loạn ngôn ngữ là một dạng di chứng não, do vùng não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu, điều này khiến cho bé gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin, giao tiếp với mọi người xung quanh bằng lời nói. Người bệnh có thể nói khó, nói ngọng, khó trình bày mong muốn bản thân, không hiểu lời nói,…

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có hai dạng:

  • Rối loạn tiếp thu ngôn ngữ: trẻ khó hiểu những từ chúng nghe và đọc, do mất thính giác hoặc không hiểu nghĩa của từ.
  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện với người khác, không biết cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc.

Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Hầu hết các nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em đều xuất phát từ những bệnh lý, chấn thương hay các di chứng tổn thương về não bộ, cụ thể:

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ do yếu tố bẩm sinh

Trẻ mắc hội chứng tự kỷ, trẻ mắc hội chứng Down, bại não hay hội chứng X dễ vỡ, rối loạn tăng động giảm chú ý, mẹ sinh con thiếu tháng, nhẹ cân hay người lạm dụng bia rượu, các chất kích thích trong thai kỳ là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ do tổn thương não

Não là trung tâm hệ thần kinh trung ương có vai trò điều khiển mọi hoạt động và chức năng của cơ thể. Khi vùng não bị tổn thương, người bệnh có thể gặp vấn đề rối loạn chức năng tương ứng do vùng não đó điều khiển. Đây chính là nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ do tổn thương thính lực 

Trẻ bị tổn thương thính lực sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ của người xung quanh cũng như giọng nói của chính mình. Khả năng hiểu và nắm bắt các từ của trẻ thường thấp, không thể bắt chước các từ và nói đúng hoặc nói trôi chảy, điều này dẫn đến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ.

Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Xem thêm: Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ do bệnh lý thực thể

Hở hàm ếch là một ví dụ điển hình của bệnh lý ở miệng ảnh hưởng tới lời nói. Trẻ bị hở hàm ếch sẽ tạo ra một khe nứt rộng giữa hai bờ môi. Đây là một dị tật bẩm sinh có thể gây trở ngại cho việc không khí đi qua cổ họng, mũi và miệng.

Trẻ bị dính thắng lưỡi (phanh lưỡi) cũng làm hạn chế cử động của đầu lưỡi và ảnh hưởng tới khả năng phát âm của trẻ.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ do gặp các vấn đề về thanh âm

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em do trẻ bị tổn thương dây thanh âm, liệt dây thanh âm, Polyp hoặc nốt trên dây thanh âm.

Phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Trẻ cần được can thiệp sớm trước 3 tuổi để tập những kỹ năng giao tiếp sớm như: chú ý, luân phiên, lắng nghe, bắt chước, chơi theo lứa tuổi, hiểu lời nói và giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ.

Trong trường hợp khiếm khuyết ngôn ngữ nặng, có thể dùng cách giao tiếp qua hình ảnh (Picture Exchange Communication System-PECS).

Bố mẹ nên áp dụng các bài tập cải thiện rối loạn ngôn ngữ tại nhà cho trẻ như tương tác với trẻ qua trò chơi và tránh cho trẻ xem truyền hình trong 2 năm đầu đời. Bố mẹ vừa chăm sóc trẻ vừa nói với trẻ để trẻ luôn được tiếp cận với ngôn ngữ từ mẹ. In một số bức ảnh đơn giản có màu, hướng dẫn trẻ mô ta những thành phần, sự kiện diễn ra trong ảnh…

Phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Muốn tránh hoặc hạn chế tối đa sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em thì bố mẹ và người thân trong gia đình phải tránh hoặc hạn chế việc cho trẻ từ 0 – 3 tuổi tiếp xúc với tivi, máy tính, máy chơi game, điện thoại… vì đây chính là giai đoạn trẻ em bắt đầu xây dựng những cơ sở về khả năng ngôn ngữ của mình.

Tăng cường cho trẻ em giao tiếp trực tiếp để hướng dẫn cho trẻ làm quen với các đồ vật, hành động, cử chỉ liên quan đến các yêu cầu và ước muốn của chúng, giúp trẻ phát triển khả năng nghe, nói, sử dụng ngôn ngữ đúng.

Hãy thường xuyên khuyến khích trẻ nói, hát, tham gia các trò chơi, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với những hoạt động hấp dẫn.

Hy vọng bài viết trên mang lại thông tin bổ ích cho các bậc cha mẹ đang có con bị rối loạn ngôn ngữ và cách phòng tránh để trẻ không bị rối loạn ngôn ngữ!

Facebook Comments
Rate this post