Thơ lục bát có nguồn gốc từ đâu?
Thơ lục bát là một trong những thể thơ của dân tộc Việt Nam, có nhiều nhà thơ hứng thú với thể thơ lục bát, nhưng có lẽ ít người biết cách làm thơ lục bát. Thơ lục bát có nguồn gốc từ đâu? Làm thế nào để tạo ra được một bài thơ lục bát?. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Thơ lục bát là gì?
Thơ lục bát là thể loại thơ dân gian gồm các cặp câu thơ kết thành một bài là thể loại thơ nằm trong thể loại thơ dân tộc. Thơ lục bát thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài. Muốn làm được thơ lục bát cần có cái nhìn lịch sử, hiểu được cách reo vần của thể loại thơ này.
Nguồn gốc thơ lục bát
Thơ lục bát có nguồn gốc từ rất lâu. Xét về lịch sử, có người nói lục bát bắt nguồn từ thơ Chăm, còn Thư tịch cổ nước ta thì lục bát xuất hiện vào đầu thế kỉ XVI (1504). Thể loại thơ của dân tộc này cho tới ngày nay nó vẫn được kế thừa và phát huy, thơ lục bát tồn tại dưới nhiều hình thức. Ở Việt Nam, thơ lục bát giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nguồn văn học dân gian của dân tộc. Thơ lục bát còn có nguồn gốc từ những câu ru hời của bà, của mẹ những bài đồng dao đi vào lòng người. Chúng ta thường được nghe những bài đồng dao thấm đượm tình cảm và nồng nàn hồn quê trở thành thể loại đặc trưng trong các sáng tác của người dân quê.
Thể thơ người dân lao động nó chân chất, giản dị, diễn tả đúng tâm trạng làm việc vất vả các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn mà vẫn nồng nàn tình cảm thương yêu.
Cấu trúc thơ lục bát
Về cấu trúc, thể thơ lục bát là một cấu trúc biểu đạt, luật cố định gồm dòng thơ, số chữ (trên sáu dưới tám). Có thể bằng hoặc trắc cứ thế mà luân chuyển, lặp đi lặp lại. OBOTOB, OBOTOBOB, OBOTOB, OBOTOBOB (B là bằng, T là trắc, O là bằng hoặc trắc).
Riêng hai tiếng 6 và 8 câu tám tiếng này thanh trầm thì tiếng kia thanh bổng. Đặc trưng của thơ lục bát là có thể móc xích từng cặp với nhau, có thể ngắn, có thể kéo dài nhưng không khép. Lục bát có vẻ nhịp nhàng, đều đều, đơn điệu, bài hai câu cũng được, mà bài hàng nghìn câu cũng được. Nhưng tùy tài năng mà nó có thể biểu hiện mọi cung bậc của tình cảm con người biểu đạt nhiều loại nội dung khác nhau.
Thể thơ lục bát trải qua nhiều thời đại từ truyền miệng đến làm thơ của các văn nhân đã có nhiều thay đổi, áp dụng luật hóa chặt chẽ về cách luật như vị trí gieo vần, khắc phục sự tự do hóa của sáng tác dân gian. Đa dạng hóa vị trí ngắt nhịp và đăng đối hóa từ vựng theo hướng cổ điển hóa như lục bát của Truyện Kiều.
Thơ lục bát có cách ngắt nhịp rất là linh động
Đặc điểm của thể thơ lục bát
Thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Số tiếng trong bài thơ lục bát (lục: 6; bát: 8) xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khá sự kế tiếp của các cặp như thế. Số câu trong bài không giới hạn.
– Nhịp: dựa vào tiếng có thanh không đổi (trừ 2,4,6), nhịp 2/2/2 tạo sự hài hòa, nhịp nhàng trong bài.
– Về thanh: Có sự đối xứng luân phiên Bằng – Trắc- Bằng ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ
Ví dụ:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau“
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Thơ lục bát từ trước tới nay tuân thủ về luật và thanh vần rất nghiêm ngặt nên giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Khi bạn tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó vần chính là hình thức kết nối các câu thơ với nhau.
Cách gieo Vần-Chữ cuối của câu trên (câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dưới (tức câu 8). Bao giờ cũng gieo vần bằng tức có dấu huyền hoặc không dấu cứ mỗi hai câu thì đổi vần, thứ tư của câu 6 và câu 8 luôn được gieo ở vần trắc dấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng.
Cách làm thơ lục bát
Thơ lục bát là loại thơ câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng tạo thành một cặp lục – bát. Là thể loại thơ giản dị, dễ làm chỉ cần người làm thơ tuân thủ đúng luật thơ về hài thanh và cách gieo vần thì sẽ hoàn thành một bài thơ lục bát.
Câu lục tuân thủ luật thơ ở các tiếng 2,4,6 là B – T -B, các tiếng còn lại tự do. Các tiếng 2,4,6 là B – T – B – B, các tiếng còn lại tự do.
Cách gieo vần: Để ý tiếng thứ 6 của 2 dòng xem đã hiệp vần hay không nếu chưa hợp vần thì đổi lại để đảm bảo cùng vần bằng. Nên tìm các từ tương ứng có thể thay thế được để câu thơ được tự nhiên đảm bảo nhịp 2/2/2 hoặc 3/3 cho cân đối và nhịp nhàng.
Vần bằng
Vần bằng trong thể thơ này là các vần có thanh huyền và thanh ngang không mang dấu.Trong thơ lục bát có sự nghiêm ngặt về gieo vần nằm giữa tiếng thứ 8 và thứ 6 của câu lục..
Vần trắc
Các vần có các dấu như sắc, hỏi, ngã, nặng là những vần trắc trong thơ lục bát.
Thơ lục bát được đề cập đến trong chương trình ngữ văn lớp 12. Thơ lục bát được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (đó là thơ lục bát và thơ song thất lục bát). Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt Nam thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người. Đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát được giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Thơ lục bát rất giản dị về quy luật
Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, số câu trong bài không giới hạn nên các bạn có thể thoải mái sáng tác thơ theo tâm trạng của mình. Cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, dài quá khổ đó là dạng lục bát biến thể. Tuy nhiên luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên.
Lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần không phải trên sáu dưới tám.
Lục bát là một thể thơ của dân tộc ta nhưng nguồn từ đâu vẫn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên những nghiên cứu thời gian đúng chuẩn thơ lục bát sinh ra từ khi nào thường nghiêng theo hướng lục bát bắt nguồn từ văn học dân gian. Thơ lục bát có cách ngắt nhịp rất là linh động, nhưng thường sẽ ngắt nhịp chẵn, là một thể thơ tương đối tự do và linh động trong cách ngắt nhịp.
Lục bát là thể loại thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Việc sáng tạo thê thơ lục bát đã có rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu… đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình.