Thể thơ hai cư và những bài thơ hai cư của Ba Sô nổi tiếng
Nhà thơ Ba-sô nổi tiếng với nhiều bài thơ hai-cư. Để có thêm những hiểu biết về thơ Hai cư của Ba Sô bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Giới thiệu về thể thơ Hai- cư
Thơ Hai-cư là thể thơ truyền thống của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu của những bài renga có tính trào phúng, gọi là renga no haikai, về sau gọi là hai kai (bài hài).
Thể thơ Hai-cư được ra đời vào thế kỉ thứ 17, đặc biệt được phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 – 1867), khi đó thơ Hai-cư đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu sắc của Thiền đạo.
Vị thiền sư và thi sĩ lỗi lạc của Nhật Bản là Matsuo Ba-so được công nhận là người khai sinh ra thể thơ Hai-ku, còn Yosa Buson và Masaoka Shiki là những người đã hoàn thiện nó với diện mạo và tên gọi như ngày nay.
Có thể nói đây là một thể thơ ngắn nhất trên thế giới, bởi mỗi bài thơ Hai-cư mặc dù vẫn có những hình thức khác nhau nhưng thường chỉ có 17 âm tiết trong 3 câu. Nội dung cơ bản của thơ Hai-cư không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ rất giới hạn nên trong 17 âm thơ, thường chỉ diễn tả một sự việc diễn ra ngay lúc đó, ở hiện tại.
Một bài thơ Hai-cư luôn tuân thủ hai nguyên lý cơ bản đó là “mùa” và “tính tương quan hai hình ảnh”. Về ngôn ngữ, thơ hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật, chủ yếu chỉ sự dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, chứa nhiều trí tưởng tượng cho người đọc.
Thơ có xu hướng gợi ý hoặc ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng khi lần đầu tiên tiếp xúc với sự việc.
Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông nói chung, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa.
Những bài thơ Hai cư của Ba Sô nổi tiếng
1. Đất khách mười mùa sương
về thăm quê ngoảnh lại
Ê-đô là cố hương.
2. Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô.
3. Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu.
4. Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc ?
gió mùa thu tái tê.
Xem thêm:
5. Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi.
6. Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi-oa.
7.Vắng lặng u trầm
thấm sâu vào đá
tiếng ve ngâm.
8. Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu.
Thơ Hai cư của nhà thơ Ba Sô luôn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú cho người đọc, đồng thời hướng người đọc đến những triết lí nhân sinh giản đơn mà sâu sắc.
Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đọc về thể thơ về thơ hai-cư cũng như những bài thơ Hai cư của Ba Sô nồi tiếng. Hy vọng với tài liệu này, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn về thể loại thơ này.