Ôn thi môn Văn: Nên ôn dạng đề nào, tập trung kiến thức lớp 11 hay lớp 12?

Năm 2018, giới hạn kiến thức ôn thi có sự thay đổi, thí sinh phải ôn luyện kiến thức cả chương trình lớp 11 và lớp 12. Việc mở rộng kiến thức này khiến nhiều học sinh bối rối, chưa trang bị được phương pháp ôn thi. Để học sinh có thể ôn thi hiệu quả, bài viết xin chia sẻ một số lưu ý dưới đây.

Những điều cần biết về đề minh họa

Theo chia sẻ của giáo viên Cao Chí Bằng – Trường THPT Tân Túc (TP HCM), tác giả của nhiều bộ sách ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn, tên đúng của dạng đề trong đề thi minh họa là : Nghị luận về nhân vật văn học, một dạng con của dạng Nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi.

Để đề có tính phân hóa, đề minh họa có thêm phần nâng cao và đảm bảo không học lệch, người ra đề đã chọn cách liên hệ với tác phẩm lớp 11 theo đúng giới hạn ra đề của Bộ Giáo dục và đào tạo. Có thể gọi dạng đề này là dạng đề liên hệ. Với môn Ngữ Văn, liên hệ đã trở thành từ khóa nóng nhất năm 2018.

Cũng theo thầy Cao Chí Bằng, đề liên hệ khác với đề so sánh văn học. Dạng đề  liên hệ để bình luận , đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó. Vì bình luận là phải đánh giá, nhận xét.

Đối với những em học sinh, theo tác này khó hơn giải thích, phân tích, chứng minh nhưng nó tương đương thao tác so sánh, bác bỏ. Xét theo mức độ phân hóa thì bình luận thuộc tư duy cao, đòi hỏi có kiến thức sâu và bao quát. Nhìn từ góc độ này, người ra đề phải chọn lựa thêm từ khóa bình luận, đánh giá hay nhận xét vào vế thứ 2 của đề thi, mà chủ yếu là nghị luận văn học.

Ôn dạng đề nào?

Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều thí sinh. Theo xu hướng ra đề năm nay thì dạng đề nào có sự phân hóa thì đều có thể xuất hiện trong đề thi. Điều này yêu cầu thí sinh phải nắm kiến thức một cách toàn diện, tránh học tủ , học lệch.

Những dạng đề có vấn đề liên hệ thường gặp là:

– Nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ

– Nghị luận về một đoạn trích/ tác phẩm văn xuôi. Tập trung chủ yếu là nghị luận về một đoạn trích, nhân vật, tình huống truyện,… Vấn đề nghị luận về chi tiết đặc sắc rất khó nên thường phù hợp để liên hệ.

– Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học cũng mang tính liên hệ rất cao.

– Dạng đề so sánh văn học khả năng ra thấp vì dạng đề này vừa khó vừa cần nhiều thời gian. Đặc biệt, dạng đề so sánh thì tỉ lệ kiến thức không phù hợp với định hướng của Bộ GD-ĐT – 30% kiến thức lớp 11 và 70% kiến thức lớp 12.

Chính vì thế, để chuẩn bị tốt nhất, thí sinh nắm được cách làm những dạng đề khác nhau để có thể vận dụng tốt nhất.

Tập trung vào kiến thức lớp 11 hay lớp 12?

Từ việc phân tích đề minh họa môn Ngữ văn , kết hợp với tất cả những môn khác như Toán, Tiếng Anh,… tỉ lệ kiến thức chương trình lớp 11 xuất hiện chỉ khoảng 20 – 30% còn 70 – 80% còn lại là kiến thức thuộc chương trình lớp 12.

Chính vì thế, học sinh nên ôn luyện tập trung vào lớp 12, sau đó liên hệ sang lớp 11. Đây là cách ôn thi tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Theo Thu Trà ( sinh viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn) sưu tầm và tổng hợp

Facebook Comments
Rate this post