Những thông tin về di truyền nhóm máu hệ RH
Nhóm máu là một đặc trưng cơ bản để phân biệt với mỗi người. Nhóm máu là các tế bào hồng cầu căn cứ vào các đặc tính kháng nguyên. Di truyền nhóm máu hệ RH là gì?.
Mục Lục
Nhóm máu là gì?
Rất nhiều người thắc mắc rằng liệu nhóm máu có di truyền không. Có rất nhiều hệ nhóm máu khác nhau nhóm máu có thể được quy định bởi sự kết hợp của các gen mang tính trội hoặc lặn. Nhóm máu có thể xác định quan hệ huyết thống giữa các thành viên cùng họ hàng với nhau. Phổ biến nhất trong y học là hai hệ nhóm máu ABO và Rhesus.
Trong máu của mỗi người có chứa nguyên tố làm đông ( Kháng nguyên ) A, B và yếu tố đông máu (kháng thể ) A, B. Các kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu, các còn kháng thể có trong huyết tương ( huyết thanh ). Máu trong cơ thể người phải có kháng nguyên và kháng thể khác tên nhau. Sự khác nhau giữa các nhóm máu là do sự có mặt hay không có mặt các phân tử protein. Khi các kháng nguyên và các kháng thể cùng tên gặp nhau thì hiện tượng đông máu sẽ xảy ra phản ứng hòa tan máu. Nhóm máu của một người tùy thuộc vào sự di truyền từ cha mẹ.
Nhóm máu có di truyền không?
Nhóm máu Rh là hệ nhóm máu quan trọng thứ hai sau hệ nhóm máu ABO. Nhóm máu hệ Rh độc lập với nhóm máu hệ ABO. Hầu hết các kháng nguyên Rh là kháng nguyên yếu, trừ kháng nguyên D. Người nhóm máu Rh D(-) thì truyền máu cho người có nhóm máu Rh D(+), tuy nhiên chỉ được nhận máu từ người có cùng nhóm máu có Rh D (-).
Khi truyền máu Rh(+) cho người Rh(-) thì người Rh(-) sẽ sản xuất ra kháng thể chống kháng nguyên D. Nếu những người Rh(-) tiếp tục nhận máu Rh(+) thì các kháng thể chống D có sẵn trong cơ thể họ sẽ đe dọa tính mạng người bệnh. Đa số người có Rh dương da trắng có tới 85% Rh(+) và 15% có Rh(-).
Theo số liệu của viện Huyết học Truyền máu trung ương Ở Việt nam, tỷ lệ người có Rh(+) là 99,92%, Rh(-) là 0,08% nên những tai biến do không hòa hợp của nhóm máu Rh là rất hiếm gặp.
Hệ nhóm máu Rh và nhóm máu hiếm:
Theo qui định của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ < 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm. Ở Việt nam, có đến 99,96% thuộc nhóm máu Rh D(+); nhưng chỉ có 0,04 – 0,07% số người thuộc nhóm máu Rh D(-).
Những điều cần lưu ý đối với người có nhóm máu hiếm Rh D(-)
Đối với người có nhóm máu hiếm Rh D(-), khi họ cần truyền máu thì không phải lúc nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm đó. Trường hợp người mẹ mang thai có nhóm máu Rh D(-),cha có nhóm Rh D(+) sẽ có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống cha Rh D(+).
Đứa trẻ mang nhóm máu Rh D(+) vẫn phát triển bình thường, khi mẹ có thai lần thứ 2 trở đi, thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, gây ngưng kết hồng cầu hay gọi là tan máu. Hậu quả có thể gây chết lưu, sanh non
Người mẹ mang nhóm máu Rh D(-) mang thai có nhóm máu Rh D(+) thì vẫn có thể xảy ra tai biến. Hệ Rh có những đặc điểm rất quan trọng, có vai trò quan trọng cùng với hệ ABO đặc biệt cần phải chú ý.
Hệ Rh có khoảng 50 loại kháng nguyên, kháng nguyên D có vai trò quan trọng nhất và có ý nghĩa y học, trong đó 5 loại kháng nguyên được biết đến nhiều hơn đó là D, C, c, E và e.
Nhóm máu có di truyền không?
Theo như di truyền học thông thường, có vô số gen trên các nhiễm sắc thể sẽ quy định tính trạng của con người liên quan đến màu da, màu tóc, nhóm máu…
Nhóm máu riêng biệt được tạo thành bởi sự kết hợp của các gen nhóm máu trong di truyền học cũng được quy định mang đặc tính trội hoặc lặn được kết hợp hoàn toàn ngẫu nhiên. Còn tùy thuộc vào gen quy định của nhóm máu đó trội hơn hay là lặn để tạo nên một nhóm máu riêng biệt.
Nhóm máu có di truyền không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, con sinh ra có thể mang cùng nhóm máu giống với bố hoặc mẹ.Vậy nên không nhất thiết bố mẹ mang nhóm máu A thì con sinh ra cũng phải mang nhóm máu A. Mỗi một nhóm máu mang những đặc trưng riêng biệt nên cần không để cho các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau có thể sẽ gây ra các tai biến trầm trọng.
Hiện nay khoa học phát hiện có khoảng trên 30 hệ nhóm máu khác nhau, máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo các kháng nguyên riêng biệt hệ nhóm máu ABO và Rh(D) là cực kỳ quan trọng vì có tính sinh miễn dịch cực mạnh. Cần phải phân loại nhóm máu và truyền máu phù hợp kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể.
Nhóm máu Rhesus – kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ ABO.