Giải đáp những thắc mắc về phúc khảo bài thi THPT Quốc gia

Sau những ngày chờ đợi trong lo lắng, thấp thỏm của các thí sinh và người nhà thì kết quả của kì thi THPT Quốc gia đã bắt đầu được công bố. Tuy nhiên sai sót là không thể tránh khỏi, có những thí sinh nhận được điểm số chưa tương xứng với bài làm của mình. Vậy thí sinh cần làm những gì để phúc khảo bài thi?

Khi nào thí sinh nên phúc khảo bài thi THPT Quốc gia?

Kết quả của kì thi THPT Quốc gia 2018 đã được bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bắt đầu từ ngày 11/07. Với đề thi được đánh giá là khó đánh giá toàn diện năng lực người học của kì thi THPT Quốc gia 2018 thì có thể thí sinh sẽ nhận được điểm số có sự chênh lệch so với tính toán. Nhưng nếu sự chênh lệch này quá nhiều thì thí sinh cần xem xét đến việc phúc khảo bài thi để đảm bảo quyền lợi và cơ hội cho mình. Khi nhận kết quả, nếu các sĩ tử thấy điểm số không đúng như số điểm mình đã chắc chắn trong bài thi thì nên làm đơn phúc khảo trong 10 ngày sau khi có kết quả thi để chấm lại bài thi.

Hình ảnh có liên quan

Kết quả kì thi THPT Quốc gia 2018 có thể làm thí sinh băn khoăn

Thí sinh nộp đơn phúc khảo ở đâu?

Thí sinh có thể phúc khảo cả bài thi trắc nghiệm lẫn bài thi tự luận. Để phúc khảo bài thi của mình, thí sinh cần nộp đơn phúc khảo tại chính nơi mà thí sinh đăng ký dự thi, thường là chính trường Trung học phổ thông mà thí sinh theo học. Đơn phúc khảo của thí sinh sẽ được đơn vị đăng kí dự thi cập nhật cào phần mềm quản lý thi và lập danh sách đề nghị phúc khảo cho Sở giáo dục. Sở sẽ tiếp tục gửi danh sách đề nghị phúc khảo này đến các hội đồng thi để tổ chức chấm lại bài cho thí sinh.

Quy trình phúc khảo sẽ được thực hiện như thế nào?

Khi nhận được danh sách đề nghị phúc khảo, các hội đồng thi sẽ tổ chức chấm lại bài thi của thí sinh như sau:

  • Với bài thi trắc nghiệm

Với các bài thi trắc nghiệm, bài thi của thí sinh sẽ được đối chiếu từng câu hỏi đã được tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm so với kết quả tệp đã được quét lưu trong máy tính. Việc chấm lại sẽ được thực hiện với sự có mặt của đầy đủ các thành viên của bộ phận giám sát và tổ phúc khảo.

Khi bài thi có sự sai lệch, tổ phúc khảo sẽ in phiếu chấm điểm trước và sau khi sửa để lưu hồ sơ (in từ phần mềm chấm thi). Tổ phúc khảo cũng sẽ tìm nguyên nhân gây ra sự sai lệch kết quả chấm thi. Nếu điểm chấm lại chênh lệch so với điểm cũ thì điểm của bài thi khi đó là điểm phúc khảo.

  • Với bài thi tự luận

Ở bài thi tự luận, bài thi sẽ được chấm lại bằng màu mực khác màu mực đã được dùng để chấm bài thi của thí sinh. Sẽ có hai cán bộ chấm lại bài thi của thí sinh. Nếu kết quả chấm bài của hai cán bộ phúc khảo trên giống nhau thì đó chính là điểm phúc khảo của bài thi. Nếu có sự chênh lệch giữa kết quả chấm của hai cán bộ thì Trưởng ban phúc khảo sẽ tiếp tục chỉ đạo cán bộ thứ ba chấm lại trực tiếp trên bài thi của thí sinh bằng một màu mực khác.

Nếu kết quả chấm bài của hai trong ba cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì điểm giống nhau đó chính là điểm bài phúc khảo. Trong trường hợp kết quả cả ba cán bộ chấm thi lệnh nhau thì điểm phúc khảo là điểm trung bình cộng của ba lần chấm bài. Điểm trung bình cộng này được làm trong đến hai chữ số thập phân.

Sau bao lâu có kết quả phúc khảo?

Khi điểm phúc khảo chênh lệch trên 0,25 điểm thì điểm thi của thí sinh sẽ được điều chỉnh. Việc chấm bài phúc khảo sẽ được hoàn thành trong vòng 15 ngày và được công bố sau đó.

Kết quả hình ảnh cho Kỳ thi “2 trong 1” có còn phù hợp?

Giải đáp những thắc mắc về phúc khảo kì thi THPT Quốc gia

Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc của thí sinh về phúc khảo bài thi THPT Quốc gia. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho thí sinh và người nhà để có hướng đi tốt nhất.

Facebook Comments
Rate this post