Phác cách độc đáo với cách học thuộc bảng tuần hoàn dễ nhớ
Trong quá trình học Phổ thông trung học, chúng ta sẽ được tiếp xúc với một môn học hoàn toàn mới đó chính là hóa học. Trong đó có bảng tuần hoàn là “chiến binh” gây trở ngại cho học sinh nhất. Và dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn cách học thuộc bảng tuần hoàn siêu dễ nhớ nhé!
Mục Lục
Sự ra đời của bảng tuần hoàn hóa học
Từ thời cổ đại, Các nguyên tố được ghi chép và sắp xếp. Thế kỷ thứ 18 thì những bảng liệt kê hơn 15 nguyên tố đã xuất hiện. Và đến tới thế kỷ 19 các nguyên tố phần lớn được phát hiện và ghi chép một cách khoa học.
Vào đầu thế kỷ thứ 20, Khoảng 10 nguyên tố tự nhiên được phát hiện. Những nguyên tố còn lại có tính phóng xạ và là nguyên tố nhân tạo.
Sự ra đời của bảng tuần hoàn hóa học
Bảng ghi chép mối liên hệ giữa khối lượng nguyên tử và tính chất hóa học của nguyên tố được thực hiện bởi Johann Dobereiner. Đến năm 1863 thì John Newlands đã lập một bảng nguyên tố có 8 nhóm.
Vào năm 1869 thì bảng tuần hoàn hóa học đầu tiên được viết thành. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử. Những nguyên tố mang tính chất giống nhau thì được xếp thành hàng.
>>> Tham khảo thêm: Mách bạn cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8 siêu hay và đơn giản
Một số khái niệm
Nhóm: Được hiểu là một cột thẳng đứng có trong bảng tuần hoàn.
+ Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm sẽ có cấu hình e giống nhau trong lớp e hóa trị. Đây là yếu tố rất quan trọng để đánh giá sự giống nhau về các tính chất hóa học của chúng.
Chu kỳ:
Một chu kỳ được hiểu là một hàng ngang trong bảng tuần hoàn hóa học. Các nguyên tố trong cùng một chu kỳ thì có cùng số lớp e.
Cách học thuộc bảng tuần hoàn siêu hay
Những nguyên tố khô khan này tưởng chừng như khó đọc và khó học nhưng chỉ với những cách sáng tạo dưới đây sẽ giúp học sinh chúng ta có một cách tư duy cũng như học được bảng tuần hoàn một cách nhanh nhất.
Cách học thuộc bảng tuần hoàn siêu hay
Sau đây là mẹo học bảng tuần hoàn được chia sẻ khá nhiều, giúp học thuộc hóa trị của các nguyên tố.
– Nhóm IA: Hi rô – Li – Na – Không – Rời bỏ – Cộng sản – Pháp. (H;Li;Na;K;Rb;Cs;Fr)
– Nhóm IIA: Banh – Miệng – Cá – Sấu – Bẻ – Răng. (Be;Mg;Ca;Sr;Ba;Ra)
– Nhóm IIIA: Ba – Anh lấy – Gà – Trong(In) – Tủ lạnh. (B;Al;Ga;In;Tl)
– Nhóm IV: Chú – Sỉ – Gọi em – Sang nhậu – Phỏ bò. (C;Si;Ge;Sn;Pb)
– Nhóm V: Ni cô – Phàm tục – Ắc – Sầu – Bi. (N;P;As;Sb;Bi)
– Nhóm VI: Ông – Say – Sỉn – Té – Pò. (O;S;Se;Te;Po)
– Nhóm VII: Phải – Chi – Bé – yêu(I) – Anh. (F;Cl;Br;I;At)
– Nhóm VIII: Hằng – Nga – Ăn – Khúc – Xương – Rồng .(He;Ne;Ar;Kr;Xe;Rn)
Và có cả những cách sáng tạo riêng biệt mang tên cá nhân với cách học thuộc bảng nguyên tố hóa học 8
Cách học thuộc bảng nguyên tố hóa học 8
IA: Li Nào Không Rót Cà Phê
IIA: Bẽ Miệng Cá Sấu Lấy Răng
IIIA: Bố Ai Gáy Inh Tai
IV: Ca Sĩ Ghét Thiếc Chì
V: Người Pháp Ăn Sống Bí
VI: Ông Sã Sẽ Té Bò
VII: Phải Chi Bé Yêu Anh
VIII: Hãy Nhìn Anh Kĩ Sẽ Rõ
Hay một cách sách tạo khác biệt hơn
IA: Lính nào không rượu cà phê
IIA: Bé Mang Cá Sang Bà Rán
IIIA: Cô Sinh Ghé Sang Phố
IV: Ông Say Sưa Táp Phở
V: Fải Có Bánh Ít Ăn
VI: Hè Này Anh Không Xuống Ruộng
Trên đây là cách học thuộc bảng tuần hoàn siêu dễ nhớ và độc đáo cho các bạn học sinh. Bây giờ bạn không cần quá lo lắng làm sao để học thuộc bảng dài và khó nhớ nữa nhé. Hoặc nếu sáng tạo hơn, bạn có thể tự mình viết và biến tấu để tự học. Sẽ rất thú vị đó nhé!